Làm thế nào để chọn mua được chai vang phù hợp nhất với khẩu vị của bạn?

Chọn rượu ngon là hoàn toàn chủ quan. Mỗi người sẽ có những ý kiến cảm nhận về rượu vang ngon khác nhau. Cho dù bạn thích hương vị tinh tế, đậm, ngọt, chua hay thậm chí là cay, thì luôn có thể tìm thấy một loại rượu bạn yêu thích. Muốn chọn được một chai rượu vang hợp gu trước hết bạn cần phải cài đặt app kiểm tra chất lượng rượu vang tên là Vivino. Đầu tiên các bạn vào Apple Store hoặc Google Play gõ Vivino, sau đó cài app này vào điện thoại. Muốn biết chất lượng một chai rượu vang nào đó các bạn chỉ cần mở app này lên, sau đó hướng ống kính trong app sao cho bao trọn nhãn dán của chai rượu vang và bấm nút chụp. Phần mềm sẽ dò trong dữ liệu và đưa ra điểm số, đồng thời có luôn giá tiền, các nhận xét, đánh giá về chai rượu bạn muốn kiểm tra.

 Về cơ bản, rượu vang ngon hay không phụ thuộc vào 6 yếu tố sau:

1. Body (Độ đậm đà):  Body trong rượu vang là nói đến cảm giác đậm đà  hay nhạt trong miệng bạn khi uống.

Thuật ngữ Full Body nghĩa là đậm đà – Light Body nghĩa là nhạt (nhẹ nhàng)

2. Tannin(Độ chát):  Tannin là hợp chất phenolic có trong hạt, vỏ và cuống nho. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định thời gian ủ rượu tùy theo hàm lượng tannin có trong rượu nhiều hay ít. Nó là một chất bảo quản tự nhiên có trong nho. Khi rượu còn trẻ  thường có mùi thơm của hoa quả, mùi vị của rượu sẽ phát triển đa dạng theo thời gian. Điều này nhận thấy rõ trong những chai rượu ngon để lâu năm. Khi mức độ tannin đạt tới độ cân bằng, không lấn át các vị khác, lúc đó là thời điểm lý tưởng nhất để uống và không nhất thiết phải ủ rượu thêm nữa. Tannin làm nên kết cấu và là thành phần chính của rượu. Chất tannin trong rượu vang cao sẽ làm cho chúng ta có cảm giác khô miệng, bỏng rát, vị hơi đắng, chát giống như cảm giác uống nước trà đặc trong vòm miệng.

Xem thêm:  Theo bạn giữa ly vang trắng và ly vang đỏ có sự khác biệt gì?

Thuật ngữ Tannic có nghĩa là chát – Smooth nghĩa là ít chát (dễ chịu)  

Bảng mô tả độ chát của các giống nho

3. Sweet (Độ ngọt):  Rõ ràng là nếu quá trình lên men bị hãm lại thì mức độ tăng của  nồng độ cồn sẽ ít đi. Vì vậy trong rượu vẫn còn một lượng đường. Kể cả khi quá trình lên men không bị can thiệp thì hầu hết lượng đường trong rượu là 1g/l. Bởi một số hỗn hợp đường ngăn cản, chống lại sự phát triển của nấm men nên hàm lượng đường còn lại sẽ quyết định độ ngọt của rượu. Tuy nhiên, cho dù những loại rượu khô nhất cũng chứa một hàm lượng đường nhất định. Hầu hết, những loại rượu khô đều có lượng đường ít nhất từ 2g/l đến 25g/l, lượng đường trong rượu càng nhiều thì rượu càng ngọt hơn. 

Thuật ngữ  Sweet nghĩa là ngọt ngào – Dry  ít ngọt (không ngọt chút nào)

4. Axit (Độ chua):  Tất cả các loại hoa quả đều có chất axít như táo, chanh, xoài, kể cả nho. Axít là chất làm cho hoa quả tươi ngon. Nếu không có nó thì trái cây sẽ trở nên quá ngọt và làm ta phát ngấy, còn nếu ít quá thì cứ như là uống sirô trái cây có đường.

Giống các loại trái cây, rượu cũng cần axít. Nếu quá ít nó sẽ trở nên chán ngất và ngán ngẩm, đăc biệt là rượu ngọt. Còn nếu quá nhiều axít sẽ trở nên chua gắt và không thể uống được. Mức độ axít có thể cảm nhận được bằng miệng bởi vị chua trong rượu, cụ thể là hai bên đầu lưỡi. Rượu vang có độ axit cao sẽ có vị chua hơn, trong khi rượu vang có độ axit thấp sẽ có vị tròn hơn hoặc đậm đà hơn.

Xem thêm:  cách gói giỏ quà Tết đẹp mà rẻ

Một số loại axít như axít acetic là loại axít dễ bay hơi, nếu có một lượng nhỏ chúng cũng có thể làm bay hết hương vị của rượu. Nếu quá nhiều, rượu sẽ chua giống với chất aceton thậm chí là chua như giấm. Rượu có hàm lượng axít cao thì thường được biết là sản xuất ở xứ lạnh như phía Bắc nước Pháp, nước Anh hay New Zealand. Còn nếu rượu có lượng axít thấp thì thuộc các nước có thời tiết ấm hơn như ở Úc, nơi mà chất axít trong nho thường thấp chỉ đủ để đảm bảo cho quá trình axít hóa.

Thuật ngữ Acidic nghĩa là chua – Soft  ít chua (không chua chút nào)

 5. Hương vị

Mùi vị của rượu rất đa dạng, nó tùy thuộc vào giống nho (được trồng ở đâu, vụ thu hoạch, thời tiết năm đó thế nào, thời điểm thu hoạch, qui trình sản xuất, …).

Hương thơm chính là những loại hương đặc trưng của giống nho. Hương liệu thứ cấp là những chất có nguồn gốc từ quá trình lên men và lão hóa trong thùng gỗ sồi. Hương liệu thứ ba là những chất phát triển thông qua lão hóa đóng chai.

Hương vị đặc trưng của rượu vang đỏ: Mùi anh đào, mùi nho khô, mùi dâu tây, mùi quả mâm xôi, mùi quả phúc bồn tử, mùi quả lý chua, mùi quả lý gai, mùi quả sung, mùi hạt tiêu (trắng và đen), mùi coca, mùi da, mùi bánh mì nướng, mùi khói, mùi cam thảo, mùi café moka, mùi quế, mùi hành tỏi.

Hương vị đặc trưng của của vang trắng: Mùi cam bưởi, mùi táo, lê, nho, chanh , dứa, mật ong, mùi dưa hấu, mùi bơ, mùi hoa, mùi cỏ và thảo dược, mùi vị riêng của từng vùng.

Xem thêm:  7 điều người mới uống rượu vang phải biết

6. Nồng độ cồn trong rượu:  Quá trình chuyển đổi đường thành cồn là một bước sống còn trong quá trình sản xuất rượu vang. Đơn giản là rượu vang không thể thiếu cồn. Hàm lượng đường trong nho sẽ quyết định nồng độ cồn của rượu.  Những vườn nho trồng ở vùng khí hậu ấm và có nhiều ánh nắng mặt trời sẽ thường cho ra những mẻ nho chín một cách dễ dàng và độ ngọt sẽ cao thì chai vang sau khi lên men sẽ có độ cồn cao, ngược lại Những vùng khí hậu lạnh thường nước nho ít ngọt sẽ cho vang có độ cồn thấp hơn  và độ chua cao hơn. Nồng độ cồn cao hay thấp không phải là yếu tố hoàn toàn quyết định đến chất lượng rượu vang. Nó còn phụ thuộc vào kiểu vang và cấu trúc của vang. Điều quan trọng nồng độ cồn phải kết hợp hài hòa, hòa quyện với cấu trúc, kết cấu của vang và mang đến cho vang sự cân đối hài hòa.

=> Kết luận

+ Chai vang chất lượng: Vang có độ đậm đà, mạnh mẽ nhưng tròn đầy, mượt mà cấu trúc của vang hài hòa cân đối, dư vị để lại lâu dài sau khi thưởng thức, không cảm nhận độ bỏng rát khi uống.

+ Chai vang kém chất lượng: Khi rót ra ngửi và uống cảm nhận độ cồn mạnh, nồng ,bỏng rát. Cảm nhận vang rất mạnh nhưng chỉ là cảm nhận chủ yếu của cồn, gây nên vang bị thiếu sự cân bằng không hài hòa, có nghĩa là độ cồn cao này không phù hợp với cấu trúc của vang, hậu vị không lâu dài như chai vang thứ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *